Nếu chúng ta nhìn vào các truyền thống tôn giáo lớn trong lịch sử nhân loại, ngọn núi là một đề tài chính trong nhiều tôn giáo của thế giới, và đây là tại sao ngọn núi được chọn làm chủ đề ở đây.
Từ trong thời
đại của Hittites, “mỗi ngọn núi [là] chỗ
ngồi, là nơi ngưng tụ trên trái đất của thần sấm sét hùng mạnh, và là biểu tượng
của sức mạnh ... Do đó, núi là nơi lễ tế cao cả”.
Trong truyền
thống của Hindu, Arunachala là ngọn núi thiêng, nó khiến bóng tối chuyển thành
ánh sáng, hay nói cách khác chuyển thành bình minh. Nó là hiện thân của thần
Shiva, thần của chân lý tuyệt đối.
Shiva là
Thượng Đế của vũ trụ, và là ngọn lửa thiêu rụi thế giới trong ngày tận thế để
chuyển sang thế giới mới. Những người hành hương đi vòng quanh núi để nhìn nó từ
nhiều điểm khác nhau, nhưng chân lý thì ở trung tâm, bất động như Arunachala,
ngọn núi thánh tượng trưng cho tính cách của Thượng Đế, Đấng không thay đổi.
Ở Nhật Bản,
“những ngọn núi được xem như là thánh địa
của kami (các thần). Đấng cung cấp nước cho lúa mọc lên từ thời xa xưa”. “ Theo giáo lý Phật giáo, ở thế kỉ thứ 6, những
ngọn núi được xem như thánh thiêng cách đặc biệt, đã trở thành trung tâm thực
hành tôn giáo và khồ chế”.
Núi cũng là
một nơi đặc biệt trong Kinh Thánh. Trên núi Sinai. Moses đã nhận được bản Giới
luật; trong Sách Các Vua Quyển thứ nhất,
Ngôn sứ Elijah nghe Chúa phán: “Đi ra
ngoài và đứng trên núi trước mặt Đức Chúa, vì Đức Chúa sắp đi ngang qua". Trong Tân Ước, ngọn núi cũng nơi mà Chúa
Giêsu đã công bố Các Mối Phúc và đó cũng là nơi mà Ngài đã Biến hình trước sự
hiện diện cua Moses và Elijah.
Do đó,
trong nhiều truyền thống tôn giáo, núi là một nơi được dành riêng cho sự gặp gỡ
Thượng Đế và cũng để gặp gỡ chính mình. Chủ đề ngọn núi thường được liên kết với
sự thinh lặng.
---------------------------------
---------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét