Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

3. Chiều kích tâm linh:

      Bản chất của Hướng đạo như là một phong trào giáo dục. Tầm quan trọng của giáo dục, phân biệt với truyền kiến thức
      Trong suốt cuộc đời, BP nhận thức rất sâu xa tầm quan trọng của giáo dục (education) hơn chỉ là đơn thuần cung cấp tài liệu (instruction), nếu xã hội muốn tạo ra những công dân thực sự, những người trẻ xuất sắc với nhiều phẩm tính. Quan điểm này cũng được áp dụng trong việc giáo dục tâm linh.
      Ngay từ đầu năm 1918, trên “Công báo của Sở chi huy”, BP nhận xét:
      “Tôn giáo chi có thể được “nắm bắt” (caught), chứ không được “dạy dỗ” (taught). Nó không phải là một bộ áo quần được khoác vào mỗi ngày Chủ nhật. Nó thực sự là một phần trong phẩm tính của trẻ, một sự phát triển tâm hồn và không phải là một thứ trang trí có thể tách ra. Nó thuộc về vấn đề nhân cách, một nhận thức ở bên trong, chứ không là một sự truyền đạt kiến thức. Hiện nay, những hành động của nhiều người trong chúng ta rẩt ít khi được hướng dẫn bởi cảm thức tôn giáo. Điều này xảy ra có lẽ do trẻ em không được giáo dục, nhưng thay vào đó là truyền đạt kiến thức, về mặt tôn giáo”.
      Quan điểm này đã được phát triển vào năm 1926, trong một bài thuyết trình về đề tài “Tôn giáo trong Phong trào Hướng đạo”, như đã trích dẫn ở trên: “Học từ thiên nhiên giúp dễ tiếp thu, và đó là một phương pháp tạo được nhiều hứng thú ... Chúng ta cố gắng dạy dỗ trẻ em các bài giáo lý và những bài thần học sơ đẳng trong trường, trong khi ở bên ngoài, mặt trời  dọi chiếu ánh sáng và thiên nhiên đang mời gọi để chỉ cho chúng thấy tận mắt, nghe tận tai, ngửi tận mũi và đụng chạm đến những điều kì thú và những vẻ đẹp của Đấng Tạo hóa”.
      Ông lại đề cập đến chủ đề này trong một buổi nói chuyện được tổ chức tại Hội nghị ở York năm 1928: “Trong mỗi cá nhân con người đều có mầm móng của Tình Yêu, “dấu vết của Thượng Đế” nhưng vì tâm hồn bị giới hạn, nên. nếu những bộc lộ của nó được khuyến khích, sẽ phát triển cho đến khi thấm nhuần trong tính nết của trẻ. Tình Yêu, như chất phóng xạ, phát triển và bộc lộ ra ngoài. Một lần khởi đầu trong đứa trẻ, thì nó không bao giờ mất đi khi nó trở thành người lớn. Xu hướng của tình yêu là không ngừng gia tăng cho đến khi thẩm nhuần vào tất cả con người và trong mọi hoạt động, cho đến khi nó đem lại cho con người niềm hạnh phúc cao cả hơn của việc tìm kiếm Thiên Đàng ngay trên trái đất này...”
      Quan điểm này của BP phát xuất từ hai nguồn. Trước hết là óc quan sát nhạy bén về sự thay đồi thực tại nơi các bạn trẻ trong thời đại của ông: “Các thế hệ tương lai có xu hượng thích tự điều khiển chính mình từ bên trong, hơn là chịu sự áp đặt từ bên ngoài'’.  Và nguồn thứ hai là niềm xác tín sâu xa của ông: Các hoạt động giáo dục phù hợp hơn với bản chất của trẻ: vì các cô cậu ấy luôn luôn sẵn sàng làm hơn là suy tư”.

      Trước khi kết thúc phần này, có một sự tương đồng về quan niệm của BP vào đầu thế kỉ XX, với quan niệm của UNESCO cuối thể kỉ XX. Năm 1996, bản báo cáo của ủy ban giáo dục quốc tế, trực thuộc UNESCO, đã nói về tầm quan trọng của việc giáo dục, không chỉ bao gồm tri thức nhưng còn các kĩ năng và nhận thức và chúng đều chỉ ra rằng "học để biết" là không đủ cho thế giới hôm nay, và rằng tri thức phải được đi kèm bởi “học để làm”, “học để là”, và “học để sống” với người khác.
--------------------





Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét