Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Lời Giới Thiệu


Mùa hè năm I960, tôi lên Trại trường Bạch Mã để huấn luyện cho các khóa đào tạo Giáo sư Sinh hoạt học đường (bây giờ gọi là Giáo viên Chủ nhiệm) của các Trường Trung học Phổ thông trên toàn quốc, do Bộ Quốc gia Giáo dục ủy nhiệm cho Nha Học chánh Trung nguyên và Cao nguyên Trung phần tổ chức. Trong dịp này, tôi được hân hạnh làm quen với Linh mục Nguyễn Văn Thuận, lúc đó là Bề trên của Đại Chủng viện Kim Long, cũng lên giúp Trại với trọng trách Tuyên úy Công giáo.

Lời nói đầu

Hiện nay, phong trào Hướng đạo đã tái xuất hiện ở nhiều nơi. Do đó, nhiều người có dịp nhìn thấy, hoặc nghe nói về phong trào, nhưng đôi khi chưa biết rõ lắm, thậm chí còn lầm lẫn Hướng đạo như là tổ chức của một tôn giáo nào đó.

I. ĐỊNH NGHĨA, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP


[dựa theo Hiến chương của phong trào Hướng đạo thế giới]

1. Định nghĩa: 

Phong trào Hướng đạo (Scout Movement) là một phong trào giáo dục phi chính trị và tự nguyện dành cho giới trẻ, không phân biệt giới tính, nòi giống hay tôn giáo tín ngưỡng, theo đúng mục đích, nguyên lý và phương pháp mà người sáng lập đã đề ra.

II. LUẬT VÀ LỜI HỨA

Dựa trên Luật và Lời Hứa mà Ngài Baden Powell đã soạn thảo, tùy theo ngôn ngữ và văn hóa địa phương, các tổ chức Hướng đạo quốc gia soạn thảo cho mình Luật và Lời hứa. nhưng vẫn bảo đảm có đầy đủ các nguyên tắc: Bổn phận đối với Thượng đế (tín ngưỡng, tâm linh); Bổn phận đối với tha nhân; Bổn phận đối với bản thân. Luật và Lời hứa của từng quốc gia phải được Tổ chức Hướng đạo thế giới phê chuẩn.

Theo Quy chế 1964 của Hội Hướng đạo Việt Nam, Lời hứa và Luật được trình bày như sau:

III. MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA TRONG HƯỚNG ĐẠO

1. Khẩu hiệu:

Người ta kể lại rằng, có một thiếu phụ gặp Ngài Huân tước Baden Powell, thấy trên áo ông thêu chữ viết tắt tên mình “BP”, người ấy ngạc nhiên và nói với ông: Có phải là “Be Prepaired? ” (Sắp sẵn). Huân tước ngạc nhiên và thấy ý tưởng của người thiếu phụ ấy rất hay. Từ đó, ông lấy câu đó làm khẩu hiệu chính của người Hướng đạo sinh. Có một lối giải thích khác lại cho rằng. "Sắp Sẵn” là khẩu hiệu nhắc nhở Hướng đạo sinh phải luôn trong tư thế sẵn sàng.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

CHƯƠNG II: Sơ Lược TIỂU SỬ NGƯỜI SÁNG LẬP


Người sáng lập phong trào Hướng đạo là Ngài Huân tước Baden-Powell, tên đầy đủ là Robert Stephenson Smith Baden-Powell, và được các Hướng đạo sinh trên khắp thế giới gọi một cách thân ái là BP (Bi-Pi).

CHƯƠNG lII: LỊCH SỬ PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO


I. LỊCH SỬ PH0NG TRÀ0 HƯỚNG ĐẠO THẾ GIỚI

II. LỊCH SỬ PH0NG TRÀO HƯỚNG ĐẠO TẠI VIỆT NAM

I. LỊCH SỬ PH0NG TRÀ0 HƯỚNG ĐẠO THẾ GIỚI

1. Thời kì khai sinh

            Sự thành công của “Scouting for Boys” (Hướng đạo cho trẻ em) đã làm cho phong trào phát triển một cách nhanh chóng. Đến năm 1909, phong trào đã thực sự lan rộng khắp nước Anh. Dần dần “Hướng đạo cho trẻ em” đã được dịch ra các thứ tiếng khác. Một cuộc họp mặt các Hướng đạo sinh được tổ chức tại London đã thu hút hơn 11.000 Hướng đạo sinh tham gia.

II. LỊCH SỬ PH0NG TRÀO HƯỚNG ĐẠO TẠI VIỆT NAM

1. Giai đoạn 1930 - 1946

            Hai người được xem là những người sáng lập ra phong trào Hướng đạo Việt Nam là Trưởng Trần Văn Khắc lập đoàn Hướng đạo đầu tiên tại Hà Nội năm 1930, tiếp theo sau, Trưởng Hoàng Đạo Thủy lập ra Ấu đoàn ; rồi thêm những đoàn mới xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng... khởi đầu cho phong trào Hướng đạo Việt Nam. ít lâu sau Trưởng Trần Văn Khắc vào sống tại Sài Gòn lập ra Hội Hướng đạo miền Nam, trong khi đó Trưởng Hoàng Đạo Thúy vẫn giữ nhiệm vụ Tổng ủy viên của Hội Hướng đạo miền Bắc.

CHƯƠNG IV: CÁC NGÀNH CỦA PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO

Phong trào Hướng đạo được phân chia thành những ngành khác nhau tùy theo lứa tuổi của Hướng đạo sinh. Mỗi ngành có những nghi thức, tập tục, chưong trình huấn luyện, đồng phục riêng biệt. Việc phân chia này tùy thuộc mỗi quốc gia. Riêng ở Việt Nam, phong trào Hướng đạo gồm các ngành chính như sau:

I. NGÀNH NHI (HẢI LY)

II. NGÀNH ẤU (SÓI CON)

III. NGÀNH THIẾU


V. NGÀNH TRÁNG

I. NGÀNH NHI (HẢI LY)

1. Nguồn gốc:

Nhi sinh Hướng đạo hay còn gọi là Hướng đạo sinh Hải ly (Beaver Scouts), là tên của một ngành nhỏ tuổi nhất của Hướng đạo, và cũng là ngành được thành lập muộn nhất. Chương trình Hải ly nhắm đến trẻ em từ 6 đến 8 tuổi trước khi các bé vào ngành Ấu. Ngành Nhi sinh hoạt theo khung cảnh của câu chuyện "Những người bạn của rừng” (Friends of the forest).

II. NGÀNH ẤU (SÓI CON)


1. NGUỒN GỐC
2. NHỮNG DANH TỪ TRONG NGÀNH SÓI
3. MỘT VÀI QUY LUẬT CỦA SÓI CON

1. NGUỒN GỐC

Sói Hướng đạo là một thế giới tưởng tượng vô cùng phong phú với nhiều biểu tượng khác nhau. Ngành Sói của Anh quốc là ngành thứ ba được thành lập sau ngành Thiếu và ngành Tráng, do phu nhân của BP điều khiển.

2. NHỮNG DANH TỪ TRONG NGÀNH SÓI

Khi dùng những danh từ riêng của Kipling đã dùng trong truyện, Baden Powell đã tạo cho Ẩu sinh, trước tiên là Ấu Sinh Anh quốc, những đề tài để nuôi dưỡng trí tưởng tượng và vui chơi, cũng như những tấm gương để các trẻ có thể bắt chước hay tránh xa. Vậy các em nhỏ, được gọi là Sói con, những anh em của Mowgli, sống trong rừng Seeonee, không phải là sói con thật sự, không phải là con của sói, nhưng là con người như Mowgli, đóng “vai" của những sói mà đời sống cũng có luật lệ, trật tự và đáng yêu chuộng không thua, hay có thể hơn thế giới thật sự, thế giới khác thế giới Rừng Xanh.

3. MỘT VÀI QUY LUẬT CỦA SÓI CON

* Luật của Rừng: Sói con Hướng đạo là những anh em cùa Mowgli được Mẹ Sói, Cha Sói, nuôi nấng, được Baloo, Bagheera thương yêu dạy bảo cho biết Luật của Rừng, để có thể đề phòng những bất trắc và săn mồi một mình cho có kết quả, trông nom dạy bảo.

* Tiếng rống lớn: Akela của Sói con là Trưởng điều khiển Bầy. Sói Con làm Tiếng Rống Lớn trong những buổi họp long trọng, tiếng rống đó không phải là tiếng tru của chó sói thật mà là một biểu tượng để tỏ hân hoan và kính trọng.

III. NGÀNH THIẾU

1. Nguồn gốc:

Khi bt đầu xây dựng phong trào, ngành đâu tiên mà Baden-Powell thành lập là ngành Thiếu. Với kinh nghiệm huấn luyện cho các trinh sát trẻ tuổi trong quân đội Anh tại Nam Phi, năm 1907, BP tổ chức một cuộc cắm trại dành cho các trẻ em từ 11-16 tuổi, tại đảo Brownsea. Sau đó, BP tiếp tục mở rộng phương thức huấn luyện này. Cho đến nay, ngành Thiếu vẫn giữ một vai trò quan trọng đặc biệt trong phong trào Hướng đạo, nó được xem như là ngành xương sống của phong trào.

IV.NGÀNH KHA

1. LỊCH SỬ NGÀNH KHA
-----------------------

1. LỊCH SỬ NGÀNH KHA

* Ngành Kha thế giới:


Vào khoảng năm 1946, các Thiếu trưởng nhận thấy rằng khoa học ngày càng tiến bộ, cuộc sống nhiều thay đổi và sinh hoạt ngành Thiếu quá nhẹ nhàng, tẻ nhạt nên phần lớn các Thiếu sinh tuổi 15-16 không còn thích chơi ở Thiếu đoàn nữa. Đứng trước tình trạng này, nhiều Thiếu trưởng lập nên trong đoàn một đội thứ 5 gồm những Thiếu sinh lớn tuổi, và giao những công việc nặng nhọc hon, những trách nhiệm quan trọng và gọi là Đội Hướng đạo sinh lớn tuổi. Vì thế ngành Kha ra đời.

2. QUY ƯỚC KHA SINH

     Ngoài lời hứa của Hướng đạo sinh, người Kha sinh còn giữ một quy luật riêng trong giai đoạn mình sống qua tuổi Kha. Đó là lời “Tâm nguyện Kha sinh “.

     Tinh thần của quy ước này sẽ phản ánh được nếp sống phóng khoáng, phiêu du, khai phá của lứa tuổi Kha sinh. Người Đoàn trưởng có thể thêm lời quy ước này khi người Kha Sinh nhận tuyên hứa.

3. HỆ HỐNG ĐẲNG HIỆU

     Hệ thống đẳng hiệu là một khía cạnh quan trọng trong phương pháp giáo dục Hướng đạo, dùng để đo lường sự tiến bộ cá nhân của đoàn sinh. Hệ thống đẳng hiệu giúp Kha đoàn các mẫu mực đưa Kha sinh, đôn đốc và khuyến khích khắc phục với lòng kiên nhẫn, tự tin trong kế hoạch đào tạo, toàn vẹn thành Hướng đạo sinh giỏi.

V. NGÀNH TRÁNG

1. TỔNG QUAN

2. MỤC ĐÍCH CỦA NGÀNH TRÁNG HƯỚNG ĐẠO


3. CÁCH THỨC GIA NHẬP

4. HOẠT ĐỘNG

1. TỔNG QUAN

     Ngành Tráng Hướng đạo là một cộng đồng huynh đệ của đời sống ngoài trời và giúp ích. Họ là những người lữ hành trên toàn thế giới và là người cắm trại trong hoang dã, biết tự mình xoay xở lấy những công việc của mình cũng như có khả năng sẵn sàng để phục vụ tha nhân trong vài lãnh vực nào đó. Tráng chính là ngành Hướng đạo lớn tuổi nhất dành cho thanh niên độ tuổi từ 17-18 trở lên.

2. MỤC ĐÍCH CỦA NGÀNH TRÁNG HƯỚNG ĐẠO

     Mục đích của ngành Tráng Hướng đạo là rèn luyện cho các bạn trẻ tự thăng tiến để trở thành công dân hạnh phúc, khỏe mạnh và hữu ích; và để mang đến cho từng cá nhân cơ hội để tự mình chọn lựa, tìm kiếm nghề nghiệp hữu ích sau này.

3. CÁCH THỨC GIA NHẬP

     Để được gia nhập một Tráng đoàn bạn phải đủ 17 tuổi, tốt nhất là 18 tuổi, và nếu bạn chưa từng là một Hướng đạo sinh thì bạn phải có ước muốn được sống ngoài thiên nhiên trong những cuộc cắm trại hay du hành, và phải thực thi Luật Hướng đạo.

4. HOẠT ĐỘNG

     Giúp ích là châm ngôn của ngành Tráng, đó là công việc cụ thể và thực tế của sinh hoạt ngành Tráng Hướng đạo.

     Tất cả các Tráng sinh cần được khuyến khích tham gia giúp ích tùy theo khả năng của họ, từ đó họ sẽ thâu thập những kinh nghiệm quí báu trong việc huấn luyện các Hướng đạo sinh và chúng sẽ chuẩn bị cho họ trở thành các Trưởng Hướng đạo và các người cha, người mẹ sau này. Do đó, họ cần được trao những trách nhiệm rõ rệt trong việc phụ giúp các Trưởng Hướng đạo trong Liên đoàn, như là Bầy trưởng, Thư ký, Quản trò, Quản cụ, Huấn luyện viên, Giám khảo Chuyên Hiệu, thành viên Hội đồng đoàn, Phụ tá Trưởng... hay giúp ích trong các Trại Họp bạn, các sinh hoạt thể thao, các cuộc cắm trại...

     Điều quan trọng là các cuộc cắm trại hay những buổi sinh hoạt ngoài trời cần được tổ chức thường xuyên và nghiêm túc (nhưng không quên các cuộc giải trí và sinh hoạt ngày Chủ Nhật). Tuyệt đối đừng để có tình trạng “Hướng đạo Phòng Khách”. Các kĩ năng ấy được rèn luyện qua:
  • Hoạt động ngoài trời: Điền kinh, đi bộ, du lịch bằng thuyền, đá banh, đi xe đạp, du thám, bóng rổ, trình diễn thể dục, bơi thuyền, leo núi, cắm trại, truy tìm theo dấu vết, khúc côn cầu, bơi lội, du lịch xuất ngoại để gặp gỡ các Tráng sinh ...
  • Hoạt động trong nhà: Nghe các chuyên gia thuyết trình về đề tài nào đó, như: hướng nghiệp hoặc xã hội; học nhạc, đàn, khiêu vũ, tranh luận, đóng kịch, dân vũ, các trò chơi trong nhà, hội họa, nghiên cứu (về công dân giáo dục..), thể dục, Nhu đạo, hòa tấu các nhạc cụ, những buổi sinh hoạt giao lưu..
--------------------------------------

CHƯƠNG V: TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG TRONG PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO


I. SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH NGÀNH HUẤN LUYỆN
II. CÁC CẤP HUẤN LUYỆN

I. SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH NGÀNH HUẤN LUYỆN

     Sau trại thử nghiệm ở đảo Brownsea, cụ BP xuất bản cuốn ‘Scouting for boys’, từ đó phong trào Hướng đạo phát triển nhanh chóng ngoài dự tính. Để các Đoàn trưởng đủ khả năng điều khiển đơn vị, đích thân BP mở các khóa Huấn luyện Trưởng năm 1911 và 1912. Năm 1913, BP đã phác thảo chương trình Huấn luyện Trưởng, lấy tên là “Huấn luyện Bằng Rừng” mà những nét chính vẫn còn được giữ trong chương trình các khoá Bằng Rừng hiện nay. Việc huấn luyện được tiến hành dựa trên phương pháp hàng đội, xen kẽ thực hành và những khóa lý thuyết trong vòng một tuần lễ, để sau đó trưởng được huấn luyện có khả năng điều khiển một đơn vị (đoàn) Hướng đạo.

II. CÁC CẤP HUẤN LUYỆN

   Theo hệ thống huấn luyện quốc tế, muốn làm Huynh Trưởng Hướng đạo phải trải qua quá trình huấn luyện tiệm tiến qua các khóa huấn luyện sau đây:

  • Khóa Huấn luyện Cơ bản (Basis TrainingCourse): thời gian từ 30 -48 giờ.
  • Khóa Dự bị Bằng Rừng (Preliminary Wood Badge Course; hay Part I Wood Badge Course)'. Thời gian từ 48 - 60 giờ.
  • Khóa Bằng Rừng (Wood Badge Couse; hay Part II Wood Badge Course): Thời gian từ 7 - 10 ngày.

CHƯƠNG VI: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO

     Dịch từ chương III: Sự phát triển tâm linh theo quan điềm của BP, trong "Scouting and Spiritual Development” tài liệu của Văn phòng Hướng đạo Thế giới (WOSM) phát hành tháng 10 năm 2001

1. Chiều kích tâm linh đã có sẵn trong tư tưởng của BP một cách đầy đủ ngay từ đầu

     Mỗi trưởng Hướng đạo đều biết tầm quan trọng của cuốn sách "Hướng đạo cho trẻ em" (Scouting for Boys) trong lịch sử của phong trào. Để cho thấy tầm mức quan trọng của chiều kích tâm linh/tôn giáo sẵn có trong tư tưởng cùa BP. chúng tôi xin đưa ra ba trích dẫn từ cuốn sách này.
     Khẳng định đầu tiên là: "Không ai là người tốt nếu như anh ta không tin vào Thượng Đế và tuân theo lề luật của Ngài. Do đó, mỗi Hướng đạo sinh nên theo một tôn giáo tín ngưỡng.”

2. Sự phát triển tâm linh không phải là một “chiều kích được thêm vào”. Nó là một phần làm nên tổng thể, và liên kết với các yếu tố khác.

      BP trích dẫn lời của J.F. Newton (Giám mục của Winchester lúc đó) rằng: “Tôn giáo không phải là một cái gì đó nằm bên lề cuộc sống, nhưng chính là cuộc sống theo đúng nghĩa nhất".
      Tương tự như thế, bổn phận đối với Thượng Đế được liên kết với bổn phận đối với bản thân và bổn phận đối với tha nhân, tinh thần phục vụ và đạt được hạnh phúc trong cuộc sống, là toàn bộ chóp đỉnh của một cái nhìn lý tưởng về xã hội.

3. Chiều kích tâm linh:

      Bản chất của Hướng đạo như là một phong trào giáo dục. Tầm quan trọng của giáo dục, phân biệt với truyền kiến thức
      Trong suốt cuộc đời, BP nhận thức rất sâu xa tầm quan trọng của giáo dục (education) hơn chỉ là đơn thuần cung cấp tài liệu (instruction), nếu xã hội muốn tạo ra những công dân thực sự, những người trẻ xuất sắc với nhiều phẩm tính. Quan điểm này cũng được áp dụng trong việc giáo dục tâm linh.

4. Tầm quan trọng của thiên nhiên trong chưong trình giáo dục và phát triển tâm lỉnh

      Như chúng ta đã thấy ở trên, BP đã có một sự kính trọng dành cho thiên nhiên: “Trong thiên nhiên có tất cả cuộc sống và cảm giác, sự sinh sản, sự chết và sự tiến triển diễn ra một cách đều đặn dưới những quy luật vĩ đại, và chúng ta cũng chịu chi phối bởi những quy luật ấy. Con người là bạn của thiên nhiên, của cây cối, động vật... Đối với những ai có mắt thấy, có tai nghe, rừng cây vừa là một phòng thí nghiệm, một câu lạc bộ và một đền thờ”.

5. Chiều kích tâm linh phải là một yếu tố thống nhất trong Hướng đạo, chứ không phải là yếu tố gây chia rẽ

     “Tôn giáo cũng tương tự như một chủ nghĩa quốc gia. Bất cứ tín ngưỡng nào cũng phải được bảo vệ, vì đó là quyền và là điều phải được ưu tiên. Nhưng khi một tín ngưỡng trở thành chủ nghĩa bè phái hẹp hòi, thì nó không còn nhận ra và hiểu rõ các giá trị của những điều tổt đẹp nơi các tín ngưỡng khác. Những ai đã đánh mất cái nhìn bao dung và thông cảm đối với những nỗ lực của người khác trong việc phụng sự Thượng Đế, thì họ cũng không biết chung tay để xây dựng Vương quốc Thượng Đế trên trái đất này.”

* Mối quan hệ giữa Hướng đạo, Thiên nhiên và kinh nghiệm tôn giáo

     Nếu chúng ta nhìn vào các truyền thống tôn giáo lớn trong lịch sử nhân loại, ngọn núi là một đề tài chính trong nhiều tôn giáo của thế giới, và đây là tại sao ngọn núi được chọn làm chủ đề ở đây.
     Từ trong thời đại của Hittites, “mỗi ngọn núi [là] chỗ ngồi, là nơi ngưng tụ trên trái đất của thần sấm sét hùng mạnh, và là biểu tượng của sức mạnh ... Do đó, núi là nơi lễ tế cao cả”.