Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

II. LỊCH SỬ PH0NG TRÀO HƯỚNG ĐẠO TẠI VIỆT NAM

1. Giai đoạn 1930 - 1946

            Hai người được xem là những người sáng lập ra phong trào Hướng đạo Việt Nam là Trưởng Trần Văn Khắc lập đoàn Hướng đạo đầu tiên tại Hà Nội năm 1930, tiếp theo sau, Trưởng Hoàng Đạo Thủy lập ra Ấu đoàn ; rồi thêm những đoàn mới xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng... khởi đầu cho phong trào Hướng đạo Việt Nam. ít lâu sau Trưởng Trần Văn Khắc vào sống tại Sài Gòn lập ra Hội Hướng đạo miền Nam, trong khi đó Trưởng Hoàng Đạo Thúy vẫn giữ nhiệm vụ Tổng ủy viên của Hội Hướng đạo miền Bắc.
            Trong thời gian kháng chiến, cùng với một số Hướng đạo sinh khác, Trưởng Hoàng Đạo Thúy tham gia Việt Minh, làm giám đốc Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, mang quân hàm đại tá trong quân đội nhân dân Việt Nam.
            Trưởng Hoàng Đạo Thúy và Trưởng Trần Văn Khắc đều mất vào năm 1990, một người mất tại Hà Nội, một người mất tại Ottawa - Canada, cách nhau vài tháng.
            Những năm đầu sôi nổi của phong trào Hướng đạo tại miền Bắc. Tuy số Hướng đạo sinh không nhiều, nhưng có phải ngẫu nhiên không mà Tráng đoàn Lam Som tại Hà Nội trong những năm 1930 qui tụ rất đông những nhân vật sau này giữ những vai trò trọng yếu trên chính trường miền Bắc cũng như miền Nam. Tráng đoàn Lam SƠn trở thành một tráng đoàn huyền thoại trong lịch sử HĐVN. Chỉ trong vòng 15 năm đầu tiên 1930-1945, phong trào Hướng đạo đã thu hút một sỐ không nhỏ những nhà trí thức đưomg thời, những nhân vật như Tạ Quang Bửu (lập phong trào Hướng đạo Trung Kỳ). Trần Duy Hưng. Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thành Minh, Phạm Ngọc Thạch. Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm... Rõ ràng là lý tưởng Hướng đạo có một sức lôi cuốn mãnh liệt đối với những thanh niên thao thức vì thời cuộc, nóng lòng vì đất nước.
            Vào những năm 1930, nền đại học tại Việt Nam còn phôi thai, số trí thức rất hiếm hoi, vậy mà Tráng đoàn Lam Sơn đã qui tụ được những người như Bác sĩ Tôn Thất Tùng, sau này là Giáo sư y khoa lỗi lạc nhất tại Hà Nội và Bác sĩ Phạm Biểu Tâm, là thạc sĩ y khoa, Khoa trưởng Trường Đại học Y khoa tại Sài Gòn.
            Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Cách mạng giành được chính quyền. Ngày 2 tháng 9 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội. Trong chính phủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có ít nhất 3 Hướng đạo sinh: Nguyễn Hữu Đang (Bộ trưởng Văn hóa Giáo dục), Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (Bộ trưởng Y tế), Tạ Quang Bửu (Thứ trưởng Quốc phòng). Ngoài ra, Bác sĩ Trần Duy Hưng, một Tráng sinh Lam Sơn, được bổ nhiệm Thị trưởng Hà Nội.
            Năm 1946 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lập chính phủ liên hiệp, thêm một Trưởng Hướng đạo khác tham gia chính quyền là Luật sư Trần Văn Tuyên, giữ chức vụ Thứ trưởng Ngoại giao.
            Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một Tráng sinh hoạt động ở miền Nam, cùng thời với Trường Trần Văn Khắc. Ông đã mất trong chiến khu.
            Ông Tạ Quang Bửu. cựu Tổng ủy viên Hội Hướng đạo Trung Kỳ, là người thay mặt chính quyền Việt Minh ký tên vào Hiệp định Genève năm 1954. Sau đó, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học.

2. Giai đoạn 1946-1955

            Trong chiến tranh một số không nhỏ Trưởng và Tráng sinh Hướng đạo Việt Nam, nghe theo lòng yêu nước thôi thúc, thấy rằng gia nhập cuộc kháng chiến dưới cờ mặt trận Việt Minh là con đường duy nhất để cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.
            Trong khi gần như toàn thể Bộ Tổng ủy viên Hội Hướng đạo Việt Nam thành lập năm 1946 đi theo Trưởng Hoàng Đạo Thúy vào mật khu, một số Trưởng và Hướng đạo sinh ở các vùng thành thị bắt đầu khôi phục phong trào Hướng đạo kể từ năm 1950. Bên cạnh các Trưởng và Tráng sinh đã có mặt trong phong trào Hướng đạo từ lúc đầu, xuất hiện thêm một số khuôn mặt lớn gia nhập vào khoảng cuối thập niên 1930: Mai Liệu, Phan Như Ngân, Cung Giũ Nguyên, Trần Điền... và một số Trưởng kế tiếp trong thập niên 1950: Trần Văn Thao, Trần Trung Du, Lê Trường Thọ. Đoàn Văn Thiệp, Nguyễn Trung Thoại, Nghiêm Văn Thạch...

3. Giai đoạn 1955 - 1975

            Phong trào Hướng đạo miền Bắc ngưng hoạt động.
            Phong trào Hướng đạo miền Nam tổ chức Trại trường quốc gia Tùng Nguyên tại Đà Lạt, Trưởng Cung Giũ Nguyên làm trại trưởng, nơi đây đào tạo hầu hết các trưởng của thế hệ 55 - 75.
            Hội Hướng đạo Việt Nam được công nhận là hội viên Tổ chức Hướng đạo thế giới vào năm 1957 và chính thức gia nhập cộng đồng thế giới của phong trào Hướng đạo. Hướng đạo Việt Nam tham gia vào việc thành lập Vùng Châu Á - Thái Bình Dương và được vinh dự trở thành hội viên sáng lập Vùng lớn nhất của Tổ chức Hướng đạo thế giới.
            Trại họp bạn “Phục Hưng” năm 1959 tại Lâm Viên Quốc Gia đánh dấu giai đoạn hưng khởi của phong trào.
            Mùa xuân 1975, chấm dứt một cuộc chiến tranh gần 30 năm. Phong trào Hướng đạo Việt Nam tạm ngưng hoạt động.

4. Giai đoạn 1975 đến nay

            Phong trào Hướng đạo bắt đầu nhen nhúm trở lại trong những năm của thập niên 80, với các cuộc gặp gỡ âm thầm bằng cách này hay cách khác. Đến những năm của thập niên 90, sinh hoạt Hướng đạo dần dần lớn lên. Và cho đến nay, nhiều đơn vị đã được tái lập hoặc thành lập ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt từ Huế trở vào Nam. Trong thời gian đó, nhiều trại huấn luyện đã được tổ chức trong nước cũng như hải ngoại góp phần đào tạo Trưởng cho phong trào. Bên cạnh đó, các trại họp bạn toàn quốc, các trại theo ngành đã được tổ chức khá thường xuyên. Tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn chủ quan cũng như khách quan, nhưng phong trào vẫn góp phần đào tạo những con người trưởng thành, những công dân hữu dụng cho đất nước.
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét